BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA ĐÔ THỊ CẦN NHỮNG CÔNG CỤ NÀO?


Nguyễn Thị Hậu
Từ khi chuẩn bị kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh (1698 – 1998), công tác bảo tồn di sản văn hóa trong đó có cảnh quan đô thị TPHCM đã được chính quyền thành phố xác định là một trong những việc quan trọng và có ý nghĩa để xây dựng thành phố văn minh – hiện đại và giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, từ đầu những năm 2000 trong “cơn lốc” hiện đại hóa nhất là ở trung tâm thành phố, công tác bảo tồn di tích và cảnh quan đã gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí một số khu vực công tác này đã “thất bại” trước cơn lốc xây dựng các công trình mới như “đô thị mới”, trung tâm thương mại, khách sạn… và các công trình hạ tầng như metro, cầu, mở rộng đường…
Năm 2014 chính quyền thành phố ban hành “Chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn TP.HCM” tại Quyết định số 2751/QĐ-UBND. Trong đó đã xác định ý nghĩa “Bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị là một vấn đề thiết yếu trong việc quản lý, phát triển đô thị, đặc biệt là đối với TP.HCM có quá trình phát triển qua nhiều thời kỳ với những đặc điểm đa dạng về kiến trúc đô thị”, đồng thời nêu rõ Mục tiêu của Chương trình nhằm xác định các yêu cầu, đối tượng và quan điểm định hướng trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc trên địa bàn TP. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Đề án này đã chậm hơn thực tế di sản đô thị bị phá hủy và biến dạng từng ngày!
Gần đây nhất là việc “Dinh Thượng thơ” hơn 150 tuổi - một tài liệu cho biết tòa nhà xây dựng năm 1864, có thể nói đây là công trình công sở hiện diện sớm nhất tại Sài Gòn – sẽ bị phá để xây dựng công trình mới. Thông tin này một lần nữa làm dư luận lên tiếng về việc bảo tồn di sản đô thị tại thành phố. Giới chuyên môn (kiến trúc, lịch sử, văn hóa) và quản lý văn hóa lại một lần nữa phải đối diện câu hỏi: sau công trình đã bị phá thì đến lượt công trình nào? Và làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này?
Nghiên cứu và khảo sát hệ thống di sản văn hóa đô thị Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh cần coi đô thị là một đối tượng có thể tiếp cận và là tổng hợp của các cách tiếp cận từ các khía cạnh sau: không gian vật thể (từ một ngành cụ thể như khảo cổ, kiến trúc, quy hoạch…), khía cạnh kinh tế (trị giá của bản thân các công trình và giá trị phát sinh từ đó), khía cạnh chính trị – chính sách (ứng xử với quá khứ, với sự đa dạng của xã hội dân sự) và khía cạnh văn hóa - xã hội (ký ức cộng đồng, truyền thống sinh hoạt cộng đồng). Và chỉ khi tiếp cận đa chiều như vậy mới có thể nhận biết và ứng dụng hệ thống những “công cụ” đa chiều vào việc bảo tồn di sản đô thị.
@ Công cụ pháp lý:
Thực hiện nghiêm ngặt việc khoanh vùng di sản để hạn chế mật độ xây dựng, chiều cao và quy mô công trình, hạn chế mật độ dân số, lưu lượng giao thông… nhằm hạn chế tác động xấu đến cảnh quan chung và các di sản.
Thường xuyên kiểm kê, xếp hạng các cấp bậc (danh mục cần được bảo tồn, di tích lịch sử - văn hóa cấp Thành phố, cấp quốc gia) cho các công trình có niên đại khoảng 100 năm trở lên là biện pháp đầu tiên để ngăn ngừa tình trạng di tích bị phá hủy hoặc sửa chữa làm biến dạng, cũng như căn cứ vào đó đưa ra phương thức và thực thi công tác trùng tu một cách phù hợp.
Việc xếp hạng di tích: Kiểm soát việc thực hiện nghiêm túc Luật Di sản văn hóa và những luật khác áp dụng cho đô thị cho tất cả các đối tượng: người dân, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước… Tránh trường hợp chỉ có người dân bị kiểm soát còn các đối tượng khác thì không. Cần có quy định các cơ quan nhà nước đang sở hữu hoặc sử dụng những công trình cổ có giá trị phải gương mẫu thực hiện gìn giữ, bảo vệ công trình và có trách nhiệm cùng cơ quan chức năng làm hồ sơ công nhận di tích.
Cần có những quy định khen thưởng cho những cá nhân, tổ chức nào giữ gìn tốt giá trị di sản văn hóa đô thị. Hiện nay trong Luật Di sản văn hóa và Nghị định hướng dẫn thi hành đã có điều khoản khen thưởng cho người phát hiện di tích di vật quý. Di sản văn hóa đô thị chưa được coi trọng đúng mức. Tuy nhiên nếu các tổ chức xã hội liên quan có những giải thưởng hay hình thức khen thưởng động viên, ghi nhận sự bảo vệ, bảo tồn gìn giữ DSVH đô thị thì đó là việc làm cần thiết, một hình thức “xã hội hóa” làm cho ý thức cộng đồng ngày càng cao hơn.
@ Công cụ hỗ trợ về tài chính:
Ngoài nguồn ngân sách ít ỏi của nhà nước dành cho việc bảo tồn di sản cần có thêm nguồn kinh phí khác của xã hội tham gia và có nghĩa vụ tham gia: kinh phí từ các nhà đầu tư bất động sản vào khu vực di sản, cơ quan nhà nước sử dụng công trình di sản. Ngoài việc tuân thủ các quy định khác của khu vực di sản thì cần phải có nghĩa vụ về tài chính đóng góp vào việc bảo tồn cảnh quan và chính công trình di sản, bởi vì khu vực di sản mang lại giá trị tinh thần cho cộng dồng nói chung và nhà đầu tư có thể khai thác “chuyển hóa” thành giá trị kinh tế. Chính sách này tương tự nhiều nước đã có chính sách về “thuế môi trường”: ở khu vực môi trường càng trong sạch, đẹp, có cảnh quan tự nhiên… thì thuế nhà đất ở đó cao hơn những nơi khác.
Khuyến khích các tổ chức xã hội, cá nhân đầu tư bảo tồn, trùng tu di sản văn hóa dưới sự hướng dẫn kiểm soát về chuyên môn, kỹ thuật của các cơ quan khoa học. Ưu đãi chính sách thuế hoặc nguồn thu dịch vụ có từ di sản văn hóa cho các cá nhà và nhà đầu tư… như ở Campuchia và Thai Lan đã thực hiện rất có hiệu quả.
Chính quyền TP. Hồ Chí Minh cần đưa chiến lược bảo vệ di sản đô thị vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bởi vì di sản cũng có thể làm ra những giá trị kinh tế, chứ không phải chỉ được bảo tồn như những hiện vật nằm trong tủ kính của viện bảo tàng.
@ Công cụ thông tin:
Cung cấp cho cộng đồng và du khách những thông tin cụ thể về di sản văn hóa đô thị Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh. Quảng bá về di sản văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho cộng đồng tham gia các chính sách và giám sát công tác bảo tồn di sản văn hóa. Từ đó thúc đẩy sự đổi mới trong nhận thức và ứng xử với di sản văn hóa.
Các cơ quan đang làm công tác quản lý các di sản văn hóa đô thị như Bộ VHTTDL, các Sở VHTTDL, TT bảo tồn di tích các tỉnh thành, các di sản văn hóa thế giới tại VN… kết hợp với ngành giáo dục và các cơ quan nghiên cứu để giáo dục, quảng bá giá trị văn hóa di sản cho người dân, nhất là thế hệ trẻ. Hiện nay chưa có chiến lược nào nhằm làm cho người dân và thế hệ trẻ hiểu biết nhiều hơn, đúng hơn về gía trị DSVH địa phương cũng như cả nước. Hệ thống các di tích và bảo tàng, một vài chương trình truyền hình, chuyên mục trên một số tờ báo… chưa đủ để mang lại sự yêu thích và khơi dậy ý thức bảo vệ di sản văn hóa, nhất là di sản ở đô thị. Mặt khác các chương trình còn nặng về “khai thác” du lịch mà chưa chú ý đến việc làm cách nào làm tăng giá trị cho di sản, đó là yếu tố tri thức, nhận thức của con người.
Các cơ quan truyền thông có vai trò đặc biệt trong việc ngăn ngừa và kể cả cứu vãn các giá trị di sản văn hóa vì luôn phản ánh, thông tin kịp thời về kiến thức tri thức khoa học mới về di sản văn hóa; phản ánh ý kiến nhiều chiều (người dân, nhà khoa học, nhà quản lý…) khi có một sự việc vi phạm di sản văn hóa. Khi cần có tiếng nói “trái chiều” để bảo vệ di sản văn hóa thì báo chí, truyền thông có lợi thế được dư luận xã hội chú ý và lên tiếng ủng hộ.
Làm thay đổi thái độ xã hội đối với di sản và việc bảo vệ di sản thông qua các trường đào tạo chuyên ngành (ở Pháp có trường Quốc Gia di sản và một số trường cao đẳng truyền dạy nghề như nghề vẽ tranh kính ở nhà thờ…), báo chí truyền thông đa phương tiện, tổ chức các diễn đàn, sự kiện về bảo tồn di sản, kết nối các nguồn lực thông qua những dự án về bảo tồn di sản…
***
Đánh giá giá trị di sản đô thị cần nhìn tổng thể quy hoạch kiến trúc, cảnh quan và giá trị của hệ thống các công trình kiến trúc chứ đừng chỉ nhìn một công trình cụ thể nào đó. Nếu chỉ nhìn cục bộ một công trình, một con đường thì thành phố sẽ còn bị phá thêm nhiều di sản có giá trị văn hóa lịch sử khác. Phải chăng vì tầm nhìn hạn chế như vậy nên di tích đô thị dễ dàng bị phá bỏ? Cũng như cánh cửa ngôi nhà cổ bị hỏng, người ta có thể nào thản nhiên tháo bỏ và lắp vào đó một cánh cửa EuroWindow dù rất đẹp, rất hiện đại? Hiểu được sự trái khoáy này mới thấy sự cần thiết của ngành qui hoạch bảo tồn di sản đô thị, vì chỉ chú trọng xây mới từng công trình như hiện nay thì công trình cổ bỗng trở nên lạc lõng “xấu xí” giữa những công trình mới hiện đại xung quanh, và thế là người ta sẽ đập bỏ đi, làm như “tội lỗi” thuộc về công trình cổ.
Trong quá trình phát triển của đô thị, tiếng nói của cộng đồng có vai trò quan trọng đối với các quyết sách của chính quyền. Nếu trước năm 2000, TP.HCM đưa ra khá nhiều thông tin quy hoạch nhưng công chúng gần như không biết, hoặc có biết thì cũng chưa đủ hiểu biết và sự quan tâm, thời gian tìm hiểu để có ý kiến thì từ sau thời điểm ấy, đặc biệt từ 2010 đến nay công chúng đã có sự quan tâm và tri thức nhiều hơn về di sản văn hóa, lịch sử đô thị.
Những người trong công chúng ở các lĩnh vực khác nhau đã có những kiến thức nhất định về bảo tồn, cho nên họ có thể đóng góp với chính quyền những ý kiến xác đáng. Vì vậy chính quyền TP. Hồ Chí Minh cần tôn trọng và lắng nghe tiếng nói của công chúng, không phải chỉ để điều chỉnh những quy hoạch mà sáng kiến của công chúng còn giúp ích cho chính quyền làm những dự án, kế hoạch phù hợp hơn với sự phát triển, nhất là đáp ứng tốt hơn các nhu cầu bảo vệ di sản, văn hóa.

BRAVO TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN 25.5.2018: chuyên đề Di sản !


Tuần báo Tuổi Trẻ cuối tuần sáng nay dành 9 trang báo tuyệt đẹp, tuyệt hay lên tiếng vấn đề di sản Sài Gòn.
Góc nhìn bắt đầu từ KTS Cao Thành Nghiệp- người đang xúc động tu bổ kiến trúc Tòa án thành phố, với những cảm nhận nghệ thuật và lịch sử trang trọng.
Tác giả đặt vấn đề không chỉ kiến trúc tòa án, không chỉ dinh thượng thơ mà một TỔNG THỂ DI SẢN KHU TRUNG TÂM SÀI GÒN TUYỆT ĐẸP với nhiều kiến trúc và cảnh quan tiêu biểu đang bị vi phạm, cần được giữ gìn !
Các bài viểt của hai cây bút nữ sắc sảo ở hai đầu Sài Gòn : Ts Nguyễn Thị Hậu và Trần Thị Vĩnh Tường, góp thêm lời thương tiếc và khẩn cầu giải pháp cứu lấy Di sản Sài Gòn xưa.
Cho đến giờ, có lẽ duy nhất Tuổi Trẻ - tờ báo có lúc " giận thời giận mà thương thời thương", đã có được một chuyên đề lớn và hay về câu chuyện thời sự Di sản.
Trong gần một tháng qua, hơn 13.000 chữ ký trên Change.org và trên TTO , thêm nữa, nhiều bài viết , video news trên nhiều báo đài, đã và đang, yêu cầu hủy bỏ phương án phá hủy dinh thượng thơ , đã có thêm niềm vui đồng cảm và đồng thuận mạnh mẽ.
Bao giờ HDND và UBND TP trả lời những tiếng kêu tâm huyết và kiến thức trên ?
Mong lắm, đừng lập lại " sự im lặng đáng sợ" !

(PHÚC TIẾN)
Không có văn bản thay thế tự động nào.

Không có văn bản thay thế tự động nào.
Không có văn bản thay thế tự động nào.

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Trạm Phi Mã



Có gì liên hệ không, giữa một địa danh ở miền núi nghe heo hút như trạm đổi ngựa thời xa xưa với một số phận ở tận bên kia đại dương?
Năm ấy, tình cờ cô có một chuyến đi du xuân với ba người bạn. Đó là ba người đàn ông hào hoa, tinh tế và hóm hỉnh, và có lẽ đều rất đào hoa. Sự có mặt của cô như vị trí một người bạn “hợp cạ” để cùng nói về mọi chuyện, một cô em để họ trêu chọc tán tỉnh, và... một bạn nhậu để có thể tạo nên bầu không khí tự nhiên cho cả chuyến đi... đã làm cho cả ba người đàn ông có những lúc “thăng hoa”, còn cô thì được những giây phút vui vẻ.
Sau chuyến đi ấy không lâu cô theo chồng ra nước ngoài. Đấy là người cô lấy vì chọn lựa chứ không phải vì yêu, cô chọn anh không phải để đi định cư ở nơi xa mà vì ở bên anh cô có được cảm giác bình an... Cảm giác hiếm hoi với một người đàn bà quá nhạy cảm và đa đoan như cô.
Thời gian trôi qua... Ở bên kia đại dương nhưng chuyến đi Trạm Phi Mã cứ trở về trong những giấc mơ của cô, khi là câu đùa bỡn làm nổ ra trận cười vui vẻ, là bữa cơm đơn giản ngon lành, khi là những tấm hình “chộp” bất ngờ. Thỉnh thoảng cô nhận được vài lời của ba người bạn qua mailgroup, có khi nhắn riêng... vẫn là vui đùa, bỡn cợt, cả cô cũng vậy. Nhưng dường như cả ba người đàn ông và cô đều có một cái dằm vô hình trong ký ức thi thoảng lại nhói lên...
Ở bên chồng bình yên nhưng mỗi khi nỗi buồn vô cớ trở về cô lại đến một nhà thờ nào đấy, bước vào bên trong, ngồi lên chiếc ghế dài, nhắm mắt lại. Cô không phải là người theo đạo. Xa lắm rồi có một người thường đưa cô đến nhà thờ vào sáng chủ nhật. Ở đó, anh chăm chú nghe Cha giảng, thỉnh thoảng bàn tay anh tìm những ngón tay cô nắm nhẹ, thỉnh thoảng cô nghiêng đầu chạm vào vai anh... Từ nhà thờ đi ra cô luôn nghĩ tình yêu của mình giống như tiếng chuông đang lan xa, quen thuộc lắm nhưng vẫn mang lại cảm giác thiêng liêng xúc động. Bao nhiêu chủ nhật cùng đi nhà thờ, bao nhiêu đêm Giáng sinh và ngày lễ Phục sinh anh đã luôn bên cô.
Cho đến một ngày... “Lá thư” từ biệt bắt đầu bằng hai chữ Em yêu, và kết thúc bằng hai chữ Thương em. Cô như bị một đòn chí mạng vào đầu, không thể hiểu ngay vì sao yêu và thương mà lại lạnh lùng chia tay bằng vài dòng tin nhắn chứ không phải là một cuộc trò chuyện. Dù dự cảm chia ly đã có từ trước đó rất lâu (đàn bà, lại là đàn bà nhạy cảm, làm sao không nhận ra những tín hiệu khác lạ ở người đàn ông mà họ đã trao trọn trái tim, dù đàn ông cố dấu thậm chí dối trá đến lão luyện). Sau đó là những ngày cô sống như đang rơi, một cuộc rơi bất tận mà cô sợ phải chạm vào điểm dừng, vì nơi đó sẽ là kết thúc!
Chỉ trong nhà thờ vắng lặng cô mới cho phép nỗi buồn cuộn lên... Cô không nhớ người cũ, cả ba người đàn ông nơi Trạm Phi Mã cũng nhòa đi trong ký ức cô, gương mặt, giọng nói, những niềm vui những đau đớn những an ủi sẻ chia... Trong cô chỉ vang lên một câu hỏi thăm rất đỗi bình thường đến từ một trong ba người ấy “em sao rồi, ổn không?” – Em ổn, rất ổn! Câu trả lời của cô luôn nghẹn lại trước khi thốt thành lời khi nghe thấy cái giọng trầm ấm áp và ân cần của người ấy.
Đàn bà, đôi khi chỉ cần có vậy cũng đủ để sống tiếp trong mòn mỏi.
***
Thời gian, như cả ngàn năm sau. Một ngày cô trở lại Trạm Phi Mã.
Cô và chồng vừa chia tay, cả hai đã nói chuyện thẳng thắn với nhau và đều hiểu rằng chỉ có tình yêu mới giữ họ sống hạnh phúc bên nhau chứ không chỉ có lòng tốt và sự biết ơn. Họ chia tay trong sự tiếc nuối và quý mến, nhưng còn đó cô con gái nhỏ làm mối liên hệ giữa họ bền chặt hơn những năm sống chung. Cô đưa con về quê và nơi đầu tiên cô muốn tìm đến là nơi luôn trở về trong những giấc mơ của cô tháng ngày xa xứ. Trạm Phi Mã đã khác xưa, đẹp hơn, sang trọng hơn, ngày cuối tuần đông khách đến tham quan và nghỉ ngơi. Thật mừng khi những cảnh đẹp và suối nước nóng ở đây đã được người làm du lịch khai thác rất tốt.
Lang thang trên con đường mòn đi qua xóm nhỏ vào phía núi, ven đường vẫn trải dài vạt xuyến chi cánh hoa trắng mong manh, cô nhớ quá chừng ba người đàn ông năm xưa. Cô như thấy rõ ràng một người xăm xăm đi trước, bước chân sải dài, hai tay đút túi áo khoác, thỉnh thoảng dừng lại ở một ngôi nhà bên đường hỏi thăm gì đó. Hai người kia chậm rãi đi sau, hút thuốc, trò chuyện và chọc ghẹo cô, có lúc ngừng lại chụp hình, cô cũng thỉnh thoảng “chụp lén” họ. Ánh mắt vui vẻ trìu mến  của ba người đàn ông ấy như vẫn bên cô lúc này.
Vì sao cô không nhắn họ là cô đã trở về? Nếu muốn chắc chắn cô sẽ có một chuyến đi nữa, như ngày xưa... Nhưng có gì đấy ngăn cô lại, cứ để họ yên tâm rằng cô “rất ổn” và đang dần quên họ, rằng chuyến đi mùa xuân năm ấy chỉ là một giấc mơ đẹp...
Người xưa đã thật sự ra khỏi ký ức của cô, không oán giận không lưu luyến. Chỉ còn luôn bên cô là ba người đàn ông cùng chuyến đi Trạm Phi Mã, kỷ niệm với họ sẽ là nơi cô tin cậy dựa vào khi mệt mỏi và cô đơn. Đó là điều duy nhất cô biết chắc khi nghĩ đến những năm dài bất định sắp tới của mình.
 Trạm Phi Mã - Ảnh 1.
SG tháng tư 2018
Nguyễn Thị Hậu


Vụn vặt đời thường (158)



Khi đã lựa chọn cho mình một con đường người ta có thể đạp bằng mọi chông gai để đi đến đích. Hình bóng ai đó - nếu có - sẽ tiếp thêm sức mạnh. Trên con đường ấy có lúc thật khó có thể chối từ một phút nghỉ ngơi êm ấm… nhưng sau đó khi đứng lên tiếp tục cuộc hành trình ta chỉ còn một mình không còn ngay cả một bóng hình dõi theo.
Khi đã lựa chọn bất cứ con đường nào ta cũng phải đánh đổi ít nhiều. Sự lựa chọn, vì thế còn là danh dự và phẩm chất của mỗi người.
Khi một người thành công người ta thường chỉ thấy ánh hào quang rực rỡ mà không thấy được những khoảng tối của sự đánh đổi, lựa chọn mà họ phải day dứt và đau đớn trải qua.
Muốn thành công thì hãy học ngay từ giây phút lựa chọn sự đánh đổi.
Nhưng, rất tiếc là còn điều “nhưng” này, không phải sự đánh đổi nào cũng đưa đến thành công.
“Không thành công cũng thành nhân”, nhiều trường hợp là “nhân mạng”, không phải là khía cạnh thể chất mà ở khía cạnh tinh thần.

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, đại dương, chạng vạng, đám mây, ngoài trời, nước và thiên nhiên

Vài phim vừa xem (37) FRANTZ (Phim Pháp)



Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng, kính râm và ngoài trời

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) kết thúc. Nước Đức và nước Pháp đều tham chiến và trở thành thù địch với nhau, dù xưa nay “ở trường trẻ con Đức học tiếng Pháp và trẻ con Pháp học tiếng Đức”.
Anne có vị hôn phu là Frantz chết trong chiến tranh. Hàng ngày cô vẫn đến mộ anh, đặt hoa hoặc tưới cây, ngồi đó và nghe lá rì rào trên cao như những lời anh vẫn trò chuyện cùng cô. Anne không còn người thân thích, cô sống cùng bố mẹ Frantz. Ông một là bác sĩ đáng kính của thành phố, bà mẹ hiền hậu và hai ông bà yêu thương cô như con gái.
Một lần cô thấy một người đàn ông Pháp đến viếng mộ Frantz. Rồi nhiều ngày sau vẫn gặp anh ở đó. Đó là Adrien, như anh nói, là bạn của Frantz ở Paris. Từ chỗ ác cảm với Adrien dần dần cả hai ông bà lại quý mến anh, vì sự chân thành và vì anh rất giống con trai của họ: tử tế, nhạy cảm và đều phải đi lính dù rất ghét chiến tranh.
Rồi một lần Adrien thú nhận với Anne rằng, anh là người đã nổ súng vào Frantz khi hai người đối mặt trong một khoảnh khắc ác liệt tại chiến trường. Hai người nhìn sâu vào mắt nhau và đều nhận thấy sự chán chường, đau đớn và sợ hãi... Nhưng bản năng, hay là nghĩa vụ người lính buộc phải hành động... và một viên đạn bay ra nhanh hơn chỉ trong một phần ngàn giây. Arien tìm thấy trong túi áo Frantz bức thư chưa kịp gửi Anne. Và anh đã đến thành phố này để thú nhận tội lỗi với Frantz và gia đình anh.
Tha thứ hay không tha thứ? Chiến tranh đã qua nhưng hậu quả còn lại dài lâu là mối hận thù giữa những con người. Chỉ có sự tử tế và lòng khoan dung mới có thể mang lại sự tha thứ từ trái tim. “Những đứa con chúng ta đã chết, vì ai? Vì chính chúng ta đã đưa chúng ra chiến trường. Đó là lỗi của những người cha như tôi, như anh! Chiến tranh chấm dứt, người Đức thương xót con mình và hả hê khi thấy cái chêt của kẻ thù. Người Pháp cũng vậy. Vậy thì làm sao và đến bao giờ con cái chúng ta mới thoát khỏi sự ám ảnh của cuộc chiến tàn khốc vừa qua?!”. Bác sĩ – cha của Frantz đã nói như thế với những người bạn mình khi họ phản ứng việc ông đón tiếp chàng trai Pháp.
Anna đã bế tắc và cô tìm thấy câu trả lời từ Cha xứ “Có những sự thật không phải để nói ra mà để im lặng, để cuộc sống tiếp tục và đừng có thêm những người sống mà như đã chết”. Anne đã làm mọi cách để thành cầu nối tình cảm giữa Adrien và gia đình Frantz. Nhưng quá muộn để cô đến với anh, trọn vẹn. Họ chỉ có nụ hôn đầu và cũng là duy nhất...
Chiến tranh, có thể trở thành nỗi ám ảnh và dằn vặt rất lâu đối với nhiều người đàn ông như Adrien, nhưng với phụ nữ nó còn khủng khiếp hơn nhiều lần. Và có lẽ chỉ có phụ nữ mới đủ nghị lực và khoan dung để vượt qua và tha thứ, vì “khi thấu hiểu cái chết tôi mới biết là cần phải sống” như Anne... 
Khuôn hình cuối cùng, gương mặt và đôi môi Anne ửng hồng, lần đầu tiên trong suốt bộ phim đen trắng dài hơn 1g30ph.
(SG 20.5.2018)

Linh tinh lang tang (161 ) NHỚ HUẾ

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, mũ, bầu trời, cầu và ngoài trời

Nửa đêm, bạn điện thoại: ra Huế chơi đi, mọi người đang nhắc đây nè! Trời ạ, mãi mới ngủ được (dạo này mất ngủ triền miên), cú điện thoại của bạn sẽ làm mình thức suốt đêm cho mà coi…
Ừ, Huế… lâu quá rồi mình chưa ghé Huế. Bạn đừng vội tự ái khi mình bảo: chưa GHÉ Huế mà không phải là đến/ trở về/ ra với Huế! Bạn còn lạ gì nghề của mình, cái nghề đi suốt nhưng chả ở đâu lâu được quá vài tuần, có khi chỉ vài ngày… Mỗi nơi mình đã đến nói cho cùng cũng chỉ là ghé qua, liệu mình có đủ “tư cách” để có thể gọi là “trở về” dù không ít những kỷ niệm, nhưng cũng không thể chỉ là “đến” một cách lạnh lùng như một người khách lạ.
Huế với mình cũng vậy. Xuôi ngược dải đất miền Trung không dưới mươi lần bằng xe hơi (chưa kể những lần đi bằng xe lửa, hay… bay ngang qua trời miền Trung), hầu như lần nào mình cũng ghé Huế. Có lần vì công việc, nhưng cũng nhiều lần chỉ ghé vào chơi với bạn bè, ngồi với nhau một ly cà phê hay vài li rượu, rồi mình lại tiếp tục ra Bắc hay vào Nam…
Mình biết Huế lần đầu vào một đêm tháng Năm năm 1975. Theo đoàn xe đi từ Hà Nội vào Sài Gòn ngay trong những ngày hòa bình đầu tiên, mình đến Huế sau … 4 ngày đi đường vô cùng vất vả! Sẩm tối xe vào đến thành phố, mọi người ồ lên khi nhận ra cây cầu Tràng Tiền vắt ngang hai bờ sông Hương ngày ấy còn rất vắng lặng. Đêm ấy đoàn xe nghỉ lại ngay bên bờ sông, mọi người tản ra mắc võng nghỉ rải rác quanh xe… Còn mình, mình cứ loanh quanh dọc bờ sông, nhìn mấy con đò neo lại gần bờ, nghe giọng Huế nhẹ nhàng nửa lạ nửa quen, cố tìm trong đêm xem núi Ngự đang ngự nơi nào… Đêm qua mau, sáng sớm đoàn xe tiếp tục hành trình về Nam.
Lần đầu Huế để lại trong mình một cảm giác buồn…
Không hiểu sao những lần sau cũng vậy… Dù mình luôn có những kỷ niệm vui ở Huế. Ví như, mình đố bạn tìm ra một quán “Bún bò Huế” tại Huế, bạn bảo dễ ợt! Nhưng rồi bạn phải mất với mình một chầu cà phê hoành tráng (vì mình lôi theo cả đống bạn mình từ bảo tàng, từ trường đại học…), vì quả thật chỉ có những quán “Bún bò” mà không có quán nào kèm thêm chữ “Huế”! Hay, sau khi tấm tắc khen các loại bánh của Huế quá ngon, mình hỏi, bạn có biết tại sao các loại bánh Huế ngon không? Bạn lập tức thuyết trình như một chuyên gia ẩm thực lành nghề… Nhưng mình đã tỉnh bơ giải thích: bánh Huế ngon vì… quá ít! Chả lẽ ăn nhiều thì… xấu hổ quá (vì trước mặt đã là một đống lá, một chồng chén, hũ nước mắm vơi đi thấy rõ), mà ăn ít thì cứ thòm thèm mãi… vậy là bánh Huế lúc nào cũng ngon!!! “Đồ đểu” - nhiều lần mình đã khiến bạn mắng yêu mình như thế… Nhưng bạn luôn nhớ mình không ăn cay được, đi ăn gì bạn cũng dặn “không ớt nghe!”. Thế mà nhìn mình vừa ăn vừa sụt sịt bạn cứ xót xa, lại tự “chê” món Huế “cay hổng giống ai!”…
Bạn biết mình không thích đến những lễ hội kiểu “quốc doanh” mà, nhất là dịp festival Huế (đấy, mình lại làm cho bạn… bực mình rồi!). Nhưng bạn cũng biết mình luôn yêu Huế, vì ở đó mình có bạn…
(Mười năm trước, 5.2008)
@ Trưa, bạn gốc Huế mời ăn ở quán Huế, sau đó ngồi cà phê Vy đường Lê Thánh Tôn. SG nắng oi bức mà sao nhớ Huế quá chừng, lại toàn nhớ Huế lúc trời lạnh, mưa dầm...
Nhớ một tối đi với cậu em ra ga Huế, hai đứa ngồi uống rượu trong cái rét đầu mùa, quán vắng và ánh đèn dầu tù mù... Chả hiểu chuyện gì mà hai chị em nói lắm thế ko biết... Đúng ra là em nói nhiều hơn, mà khi ngồi với bạn Huế là mình thường bị "tắt đài" vì nói không lại 
Cho đến khi chuyến tàu khuya cuối cùng trong ngày về ga Huế cũng chỉ có vài người vội vã xuống tàu, không có ai đưa đón... Sương dày lắm...
Từ đó, nhiều lần ghé Huế nhưng không có dịp nào như thế.
Mới hơn một năm không ghé Huế mà đã như lâu lắm... Có ai nhắn tui không nhỉ 

Kiến nghị bảo tồn Dinh Thượng Thơ


Trilingual petition Tiếng Việt - English - Francaise
Kiến nghị bảo tồn Dinh Thựơng Thơ
Chúng tôi, những người sống và sinh trưởng ở thành phố thành phố Hồ Chí Minh (Sài gòn), người Việt trong ngoài nước, người nước ngoài yêu thành phố này đồng kiến nghị Ủy Ban Nhân Dân thành phố ngưng quyết định phá bỏ Dinh Thuợng Thơ để xây trụ sở hành chánh vì những lý do sau đây:
1. Dưới góc nhìn quản lý & bảo tồn:
Cách quản lý di sản và Luật Di Sản đang có vấn đề nghiêm trọng: việc Dinh Thượng Thơ không nằm trong danh sách di tích bảo tồn KHÔNG phải là lý do phá bỏ.  Nếu vậy những công trình cổ như Nhà thờ Đức Bà, Bưu  Điện … chưa là di tích cũng sẽ bị phá bỏ? Trong khi Singapore, diện tích 700km2 có 7000 công trình, 72 khu vực, tượng đài, di tích được bảo tồn so với TP HCM diện tích 2000km2 chỉ có hơn 100 công trình và di tích.
2. Dưới góc độ quy hoạch & bảo tồn:
Giá trị của từng công trình cổ không thể riêng lẻ với toàn thể đô thị cổ thành phố: trụ sở UBND dù nguyên vẹn hình thức kiến trúc nhưng nếu gắn thêm khối công trình mới do Gensler thiết kế sẽ không phù hợp và  hoàn toàn áp chế không gian cổ của UBND tp Hỗ Chí Minh và cả khu phố Lý Tự Trong, Đồng Khởi và Pasteur. Xóa sổ di sản đồng nghĩa với phá vỡ quy hoạch,  một trong các điểm mấu chốt tạo  sự mất cân bằng và ảnh hưởng lớn tới quần thể.
3. Về phương diện kiến trúc:
Kiến trúc UBND và Dinh Thượng Thơ rất cá biệt trong vùng Đông Nam Á nếu bị Gensler gắn cho phương án giống tòa nhà Unilever Headquarters ở Jakarta thì mất đi giá trị lịch sử và đặc thù.
4. Về phương diện văn hóa lịch sử:
Dinh thượng thơ được tu sửa như tòa nhà hiện nay vào năm 1882, trước đó từ năm 1865 đã là nơi hành chánh quản lý Saigon và Nam Kỳ, lưu trữ các công văn, công báo, nghị định, hồ sơ hành chánh. Tờ báo quốc ngữ đầu tiên Gia định báo cũng được gởi từ đây đi đến tỉnh thành, làng xóm ở Lục Tỉnh. Đã hơn 130 năm, trãi qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử, tòa nhà dinh thượng thơ ở góc đường Đồng Khởi và Lý Tự Trọng vẫn còn sót lại trong khi các kiến trúc lịch sử văn hóa khác như tòa nhà hòa giải, tòa nhà Petrolimex đường Lê Duẫn, xưởng Ba Son đã biến mất.
5. Về phương diện du lịch
Sàigòn kẹt xe và không di sản  sẽ giảm du khách, giảm sức mua sắm,  ảnh hưởng lên kinh doanh của các trung tâm thương mại, gây hậu quả trực tiếp và ngay lập tức đến nguồn thu nhập thuế của thành phố. 
6.  Không thể là "thành phố thông minh":
Đậu xe và kẹt xe ngay trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đang là vấn nạn chưa lối thoát,  thêm 1700 nhân viên & hội họp sẽ tốn thêm năng lượng lớn,  mâu thuẫn với chủ trương "hành chánh thông minh”. Ngoài ra tập trung nhiều cơ quan rất khó bảo đảm an ninh trong biến cố bất ngờ.
Vì những lý do trên và vì  chúng tôi lo ngại di sản lịch sử và ký ức đô thị thành phố bị mai một phá hủy, chúng tôi thỉnh nguyện Ủy Ban Nhân Dân thành phố
1. Hủy bỏ phương án của Gensler phá hủy dinh Thượng thơ. Nếu phải xây dựng trung tâm hành chính thì nên đặt ở vị trí vùng đất mới khác chứ không nên phá hủy kiến trúc lịch sử trong phần lõi trung tâm
2. Đưa Dinh Thượng Thơ và các kiến trúc lịch sử Ủy ban Nhân dân, nhà hát thành phố, bưu điện và nhà thờ Đức Bà, vào diện bảo tồn
3. Khi tái cấu trúc thành phố, cần tôn trọng và gắn kết với mạng lưới di sản tại trục đường Nguyễn Huệ, Lê Thánh Tôn, trục đường Đồng Khởi, Pasteur,  nơi có bảo tàng, nhà Hát Lớn, dinh Độc Lập, UBND,  Nhà Thờ Đức Bà, thư viện Tổng Hợp,  công viên Chi Lăng, công viên Bách Tùng Diệp.
Chúng tôi gồm những người ký tên sau đây
(1) Nguyễn Đức Hiệp, nhà nghiên cứu khoa học và di sản, hduc@yahoo.com
(2) Kevin Doan, kiến trúc sư, kevinDQV@gmail.com
(3) Ngô Viết Nam Sơn, kiến trúc sư, nvdconsultants@gmail.com
(4) Sơn Đặng, kiến trúc sư, sproject@sproject.com.vn
(5) Phùng Anh Tuấn, Tổng lãnh sự danh dự Phần Lan, tp HCM, tuanphunganh2005@gmail.com
(6) Tim Doling, nhà nghiên cứu di sản, du lịch, timdolinghcmc@gmail.com
(7) Daniel Caune, chủ tịch Đài Di sản,, Daniel.caune@gmail.com
(8) Cao Thành Nghiệp, kiến trúc sư, ktscaothanhnghiep@gmail.com
(9) Trần Hữu Phúc Tiến, tác giả sách "Sài Gòn - hai đầu thế kỷ (Saigon then and now)", saigonphuctien@gmail.com
(10) Nguyễn Thị Hậu, Ts khảo cổ học, haukhaoco2010@gmail.com
English
Recommendation for the Preservation of the Dinh Thượng Thơ Palace
 We, the people living and working in Ho Chi Minh City (Saigon) - Vietnamese, overseas Vietnamese and foreigners who love Saigon - respectfully petition the Hồ Chí Minh City People's Committee to reverse the decision to demolish the Dinh Thuợng Thơ Palace to make way for a new Administrative Center, for the following reasons:
1. From a management and conservation perspective
The current method of administering the Heritage Law and managing heritage buildings is fraught with difficulties. The fact that the Dinh Thuợng Thơ Palace is not yet on the list of protected heritage is NOT a valid reason for demolishing it. Other important historic structures, like the Notre Dame Cathedral, Saigon Post Office and Bến Thành Market, are also not yet listed as heritage, will they too be demolished?
Singapore, within its total area of just 700km², has 7,000 recognised historic structures in 72 different areas, while Hồ Chí Minh City, which extends over a land area of 2,000km², has only just over 100 such recognised historic monuments.
 2. From a planning and conservation perspective
The heritage value of the whole area should be preserved, not just part of it. Although the Gensler scheme envisages the preservation of the old City Hall building intact, its bulk would completely overwhelm the entire block on which it stands, as well as the wider neighborhood. Destruction of heritage would also mean destruction of the old street plan, creating imbalance and impacting seriously on local residents.
 3. From an architectural perspective
The distinctive architecture and historic/heritage value of both the old City Hall building and the Dinh Thượng Thơ will be lost if surrounded and overwhelmed by the Gensler scheme, which is very similar in design concept to the Unilever Headquarters in Jakarta.
 4. From a cultural and historical perspective
From as early as 1865, this compound housed the main administrative office for Saigon and French Cochinchine, second only in importance to the Governor's Palace, where decrees and official gazettes were issued and administrative records stored. The current building dates from a reconstruction of 1881-1882. It was from here that the very first newspaper in the quốc ngữ Vietnamese script, Gia định báo, was distributed to the villages throughout the six provinces of the South. For more than 130 years, through the many periods of history, the Dinh Thượng Thơ has stood on what is now the Đồng Khởi and Lý Tự Trọng junction, while other important historic structures such as the Justice de Paix, the Contrôle financier building and Ba Son Shipyard have disappeared.
5. From a tourism perspective
Increasingly congested by traffic and deprived of its heritage, Saigon will lose visitors and their spending power. Surrounding businesses, including shopping malls, will also become increasingly inaccessible due to traffic jams and lack of parking. This will impact directly and with immediate consequences on the city's tax revenues.
6. This is not how to build a "smart city"
Parking and traffic jams in downtown Saigon already pose a very significant problem which would worsen significantly with the addition of the 1,700 staff who will use this complex. Their meetings will also consume large amounts of energy, contradicting the idea of "smart administration." It would also be difficult to guarantee security in the event of unexpected incidents like terrorist drone attacks.
 Conclusion
For the above reasons, and because we are concerned that the urban historical legacy and memory of Saigon is under threat of destruction, we respectfully appeal to the Hồ Chí Minh City People's Committee to:
1. Cancel the Gensler scheme to destroy the Dinh Thượng Thơ Palace. If a new administrative center must be built, it should be located at a different site, rather than destroying the historic architecture in the central core of the city.
2. Place the Dinh Thượng Thơ Palace with immediate effect on the list of protected heritage, along with other important buildings such as the Theatre, Post Office, Bến Thành Market and Notre Dame Cathedral.
 3. When rebuilding the city, always respect and connect with the historic streetscapes in the Nguyễn Huệ, Lê Thánh Tôn, Đồng Khởi, Pasteur axes, where there are existing museums, a Theatre, the Independence Palace, the old City Hall,  Notre Dame Cathedral, the General Sciences Library, and Chi Lăng, and Bách Tùng Diệp Park
This letter is signed by the following individuals:
(1) Nguyễn Đức Hiệp, scientific and heritage researcher, hduc@yahoo.com
(2) Kevin Doan, architect, kevinDQV@gmail.com
(3) Ngô Viết Nam Sơn, architect, nvdconsultants@gmail.com
(4) Sơn Đặng, architect, sproject@sproject.com.vn
(5) Phùng Anh Tuấn, Honorary Consul General of Finland, HCM City, tuanphunganh2005@gmail.com
(6) Tim Doling, heritage tourism researcher and guidebook writer, timdolinghcmc@gmail.com
(7) Daniel Caune, président de l’Observatoire du Patrimoine, Daniel.caune@gmail.com
(8) Cao Thành Nghiệp, architect, ktscaothanhnghiep@gmail.com
(9) Trần Hữu Phúc Tiến, author of  "Sài Gòn - hai đầu thế kỷ (Saigon then and now)", saigonphuctien@gmail.com
(10) Nguyễn Thị Hậu, PhD. Archeology, haukhaoco2010@gmail.com


Francais
Recommandation pour la préservation du Palais Dinh Thượng Thơ
Nous, les gens qui vivons et oeuvrons dans la ville d’Hô Chi Minh (Saïgon) – Vietnamiens, Vietnamiens d'outre-mer et étrangers amoureux de cette ville – prions le Comité Populaire de la ville d’Hô Chi Minh de bien vouloir considérer cette pétition et d’annuler la décision de démolir le Palais Dinh Thượng Thơ, 59-61 rue Lý Tự Trọng, quartier Bến Nghé, 1er arrondissement, dans le but de construire un centre administratif. Nous présentons les raisons suivantes:
1. Du point de vue de la gestion et de la conservation
La gestion courante du patrimoine et la loi la régulant connaissent de sérieux problèmes : le fait que le Palais Dinh Thượng Thơ ne figure pas sur la liste des monuments protégés n’est NULLEMENT une caution pour le détruire. La Cathédrale Notre-Dame, le Bureau des Postes et Télégraphes, le Marché Central Bến Thành ne figurent pas plus sur cette liste ; est-ce à dire qu'ils pourraient être également détruits ? Alors que Singapour a enregistré plus de 7 000 patrimoines sur son territoire de quelques 700 km², Hô Chi Minh-Ville, s’étalant sur plus de 2 0000 km², n’a enregistré qu’une centaine de monuments.
2. Du point de vue de l’urbanisation et de la conservation
La valeur patrimoniale de ce quartier historique doit être conservé, pas simplement une partie. La proposition de Gensler conserverait certes intacts l’Hôtel de Ville de Saïgon et sa partie attenante, le Palais Dinh Thương Thơ, mais submergerait irrémédiablement l’ensemble de ce quartier. La destruction du patrimoine provoquerait une rupture avec le plan urbain, créant un déséquilibre et ayant un impact sérieux sur les résidents locaux.
3. Du point de vue architectural
L'architecture caractéristique du Comité populaire et du palais Dinh Thượng Thơ, leurs valeurs historique et patrimoniale, seraient perdues si ces monuments étaient entourés et recouverts selon le projet de Gensler, au concept très similaire à celui du siège d'Unilever à Jakarta.
4. Du point de vue culturel et historique
Ce complexe abritait, dès 1865, le bureau administratif principal de Saïgon et de la Cochinchine française, le deuxième en importance après le Palais du Gouverneur, où les décrets et les bulletins officiels étaient publiés et les dossiers administratifs conservés. Le bâtiment actuel date d'une reconstruction de 1881-1882. C'est d'ici que le tout premier journal d'écriture vietnamienne quốc ngữ, Gia Định báo, a été distribué dans les villages des six provinces du Sud. Le Palais Dinh Thượng Thơ a traversé plus de 130 ans d'histoire et d’administrations successives, situé au croisement des rues Đồng Khởi et Lý Tự Trọng, alors que d'autres structures historiques importantes, telles que le Justice de Paix, le bâtiment du Contrôle Financier, le chantier naval Ba Son, ont depuis disparu.
5. Du point de vue touristique
De plus en plus encombré par le trafic et privé de son patrimoine, Saigon va perdre des visiteurs et de leur pouvoir d'achat. Les magasins à proximité, ainsi que les centres commerciaux, deviendront de plus en plus inaccessibles en raison des embouteillages et du manque de stationnement. Cela aura un impact direct et immédiat sur les recettes fiscales de la ville.
6. "Ville intelligente"
Le stationnement et les embouteillages du centre d’Hô Chi Minh-Ville posent déjà un problème très important qui s'aggraverait considérablement avec l'ajout des 1 700 employés dans le nouveau bâtiment, consommateur alors de grandes quantités d'énergie, en contradiction avec le principe d’« administration intelligente ». Il serait également difficile de garantir la sécurité en cas d'incidents inattendus.
Conclusion
Pour les raisons présentées ci-dessus, et parce que nous craignons que l'héritage historique et la mémoire urbaine soient détruits, nous prions le Comité populaire de Hô Chi Minh Ville de :
 1. Annuler le plan de Gensler concernant la destruction/obstruction du palais Dinh Thượng Thơ. Si un nouveau centre administratif devait être construit, il devrait se faire sur un autre site, plutôt que de détruire l'architecture historique du centre-ville.
 2. Enregistrer le palais Dinh Thượng Thơ, avec effet immédiat, sur la liste du patrimoine protégé, avec d'autres bâtiments importants tels que le Théâtre Municipal, le Bureau des Postes et Télégraphes, le Marché Central Bến Thành et la Cathédrale Notre-Dame.
 3. Pour tout aménagement urbain de la ville, respecter le paysage historique et culturel des rues Nguyễn Huệ, Lê Thánh Tôn, Đồng Khởi, Pasteur, où se trouvent des musées, le Théâtre Municipal, le Palais de l’Indépendance, l’Hôtel de Ville, la Cathédrale Notre-Dame, la Bibliothèque des Sciences Générales, le Jardin Chi Lăng et le Parc Bách Tùng Diệp.
Cette pétition est signées par les personnes suivantes:
(1) NGUYẼN Đức Hiệp, chercheur scientifique, , hduc@yahoo.com
(2) ĐOÀN Quang Vinh, architecte, kevinDQV@gmail.com
(3) NGÔ Viết Nam Sơn, architecte, nvdconsultants@gmail.com
(4) Sơn Đặng, architecte, sproject@sproject.com.vn
(5) Phùng Anh Tuấn, Honoraire Consul General de Finlande, HCM City, tuanphunganh2005@gmail.com
(6) Tim DOLING, chercheur en histoire, guide et rédacteur touristique, timdolinghcmc@gmail.com
(7) Daniel CAUNE, président de l’Observatoire du Patrimoine, Daniel.caune@gmail.com
(8) CAO Thành Nghiệp, architecte, ktscaothanhnghiep@gmail.com
(9) TRẦN Hữu Phúc Tiến, auteur de  "Sài Gòn - hai đầu thế kỷ (Saigon then and now)", saigonphuctien@gmail.com
(10) Nguyễn Thị Hậu, Docteur d' Archeologie, haukhaoco2010@gmail.com

Đa chiều trong tiếp cận bảo tồn di sản đô thị


Nguyễn Thị Hậu

Nghiên cứu và khảo sát hệ thống di sản văn hóa đô thị Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh nếu chỉ tiếp cận từ một góc độ nào đó thì hệ thống di sản này không thể hiện là “những di sản sống cùng thành phố”, mà trên thực tế nó đang tồn tại và thể hiện cuộc sống đô thị. Vì vậy, khi nghiên cứu di sản văn hóa đô thị cần coi đô thị là một đối tượng có thể tiếp cận và là tổng hợp của các cách tiếp cận từ các khía cạnh sau: không gian vật thể (từ một ngành cụ thể như khảo cổ, kiến trúc, quy hoạch…), khía cạnh kinh tế (trị giá của bản thân các công trình và giá trị phát sinh từ đó), khía cạnh chính trị – chính sách (ứng xử với quá khứ, với sự đa dạng của xã hội dân sự) và khía cạnh văn hóa - xã hội (ký ức cộng đồng, truyền thống sinh hoạt cộng đồng).
Tiếp cận từ không gian vật thể
Đô thị là nơi có một hệ thống chức năng hoạt động và cư dân ràng buộc tương tác với nhau chủ yếu qua hệ thống đó, xây dựng đô thị cũng là xây dựng môi trường sống vật chất của con người cơ sở vật chất cho sự hoạt động của hệ thống. Vì thế tiếp cận từ không gian vật thể là trực quan nhất, hợp lý nhất khi xem xét các vấn đề của đô thị. Không gian vật thể gồm không gian công cộng (public space: đường phố, công viên quảng trường và các công trình chức năng công cộng…); không gian cư trú phần lớn có tính chất cá nhân, ngay cả những chung cư thì tính cá nhân cũng thể hiện ở các căn hộ.
Mặc dù không gian và công trình công cộng đều hướng tới nguyên tắc “dành cho tất cả mọi người” có thể sử dụng một cách đa dạng, tạo hiệu quả tối ưu của không gian, nhưng sự thực không gian công cộng luôn bị kiểm soát bởi những quy tắc xã hội và những điều luật quy định, kể cả những không gian “bán công cộng” như khách sạn nhà hàng cửa hiệu do đặc điểm hoạt động và sở hữu không gian tại đó.
Trên thực tế, tính chất “sở hữu” công cộng hay cá nhân của không gian vật thể có tác động quan trọng đến việc duy trì, bảo tồn hay phá hủy nó.
Tiếp cận từ khía cạnh chính trị
Trong không gian công cộng của đô thị khía cạnh chính trị thể hiện mối quan hệ của nhà nước và xã hội dân sự. Trong các thể chế dân chủ nhà nước được bầu ra đại diện cho đa số người dân và nắm trong tay các quyền lực tối cao để quản lý không gian công cộng và quy hoạch không gian vật thể. Tuy nhiên do cấu trúc không hoàn hảo của chính sách từ trung ương xuống địa phương và góc nhìn chủ quan bị giới hạn bởi nguyên tắc hành chính, trong nhiều trường hợp là trình độ hiểu biết và điều hành của nhà quản lý dẫn đến nhu cầu bổ sung ý kiến phản biện của các tổ chức dân sự địa phương. Không gian công cộng đóng vai trò trung gian giữa xã hội dân sự và nhà nước, buộc nhà nước phải chịu trách nhiệm trước xã hội do “tính công cộng” của nó, thông qua sự tham gia chính trị của bất cứ cá nhân, tổ chức xã hội nào bằng cách đối thoại với chính quyền để vượt qua lợi ích đặc thù (nhóm) hướng tới lợi ích cộng đồng một cách minh bạch và khả thi với sự đồng thuận giữa những người có thiện chí.
Tiếp cận từ khía cạnh kinh tế
Các tiếp cận này liên quan nhiều đến quyền sở hữu và tính chất cá nhân/ công cộng của di sản. Nói chung di sản đô thị có thể xem xét qua các khái niệm cơ bản của kinh tế công cộng như hàng hóa công, tài chính công và thị trường. Hàng hóa công cộng là những hàng hóa đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người, không có tính cạnh tranh hoặc loại trừ (hoặc gần được như vậy), Tài chính công liên quan đến các chính sách thuế để quản lý điều tiết hàng hóa công và chính sách phúc lợi.
Do đó, nếu giá trị của di sản đô thị được điều tiết theo hướng “hàng hóa công” thì hai yếu tố kia cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với giá trị chính yếu của di sản đô thị.
Tiếp cận từ khía cạnh xã hội
Việc khảo sát tính xã hội của di sản văn hóa đô thị sẽ tìm ra những bản sắc và cấu trúc của xã hội đó. Những hành vi trong cuộc sống thường ngày và nhất là trong những trường hợp tiêu biểu sẽ chỉ ra “trình độ” văn hóa của các cộng đồng dân cư đô thị đối với di sản văn hóa.
Trình độ hiểu biết, quan điểm, thái độ, chính sách, thực hiện dự án và việc “sửa sai, đền bù quá khứ”… Tức là những “hành vi xã hội” của nhà quản lý, nhà chuyên môn, nhà đầu tư và người dân thể hiện nguyện vọng, ý chí về bảo tồn di sản văn hóa đô thị. Cả bốn “cộng đồng” tuy thường xuyên có mâu thuẫn về lợi ích nhưng cần phải có tiếng nói chung để tìm ra giải pháp mang lại lợi ích cho cộng đồng và cá nhân một cách thiết thực và bền vững.
Nghiên cứu về di sản văn hóa đô thị có thể còn có những cách tiếp cận và phương pháp khác. Những cách tiếp cận nêu trên sẽ giúp quan sát và phân tích giá trị di sản văn hóa đô thị sâu sắc và toàn diện. Từ đó đề xuất chính sách và giải pháp cho bảo tồn di sản đô thị một cách phù hợp hơn.
Đấy là cách thức thực tiễn và khoa học mà TP. Hồ Chí Minh cần ứng dụng để nghiên cứu bảo tồn di sản, tránh việc phá hủy từng công trình đơn lẻ dẫn đến phá hủy toàn bộ cảnh quan đô thị.

Thời báo kính tế Sài Gòn 10/5/2018
Không có văn bản thay thế tự động nào.

MÁ (repost nhân Ngày của Mẹ)



Má tôi là một người phụ nữ Nam bộ.
Ông ngọai tôi có một nhà máy xay lúa ngay con rạch Cái Tôm ở Hòa An, Cao Lãnh. Hàng ngày thợ làm công có đến vài chục người. Cả nhà ngọai, từ ông bà ngọai đến các dì các cậu đều làm việc ở nhà máy này. Người lo máy móc, người lo điều thợ, người lo nhận, giao lúa gạo… Bà ngọai và những cô con gái lo chợ búa cơm nước cho cả nhà và đám thợ, cho cả khách hàng từ xa tới lỡ con nước chưa về được. Má tôi chuyên đi chợ mua đồ ăn và phụ dì Hai nấu cơm. Bữa cơm chung miễn phí nhưng luôn ngon lành và đầm ấm như người trong một nhà. Nhờ vậy nhà máy xay luôn đông khách, làm ăn khấm khá.
Quê nội và quê ngọai tôi chỉ cách nhau một nhánh sông Tiền, có bến đò nối liền làng Mỹ Hiệp bên Cù Lao Giêng, Chợ Mới, An Giang với làng Hòa An, Cao Lãnh. Dân Cù Lao Giêng vẫn qua chợ Cao Lãnh đi chơi, mua bán, nhất là vào ngày lễ tết. mấy người cô của ba tôi đã tìm ra má tôi trong những lần qua chợ Cao Lãnh như thế. “Tiêu chuẩn” tìm dâu của các bà là: vén khéo chợ búa, ăn nói dịu dàng, và dung nhan phải “coi được”. Vậy là má tôi, lúc đó là một cô gái 20 tuổi, lọt vào “mắt xanh” của các bà. Và chỉ vài tháng sau ông bà nội tôi qua coi mắt má tôi. Ba tôi khi ấy là thầy giáo dạy học ở Cái Răng, Cần Thơ. Ông kể, bữa đám nói, ông chỉ kịp thấy cái lưng áo dài thon thả với búi tóc tròn dày, ko kịp nhìn thấy mặt má. Rồi đám cưới ba má tôi vào đầu năm 1945. Năm 1947 má tôi ẵm anh Hai vào kháng chiến theo ba, rồi 1954 tập kết ra Bắc... Ba má tôi đã bên nhau trọn 40 năm, cho tới ngày ba tôi đi xa năm 1985.
Sau ngày Ba tôi mất, toàn bộ tài liệu, hồ sơ của ông đều được má tôi cẩn thận giữ gìn, nhờ đó tôi đã in được cho ba hai tập sách gồm những gì ông để lại. Có lần tôi hỏi “Má có đọc những gì ba để lại không?” Má tôi cười buồn và lắc đầu nhè nh. Lúc đó tôi chỉ nghĩ rằng má vẫn đang nhớ ba lắm, dù ba mất đã lâu.
Nhưng khi đọc kỹ những gì ba để lại tôi mới hiểu, trong suốt cuộc đời ba tôi không có gì mà bá tôi đã không cùng trải qua, không chịu đựng cùng ông, chưa kể những vất vả lo toan của người phụ nữ, và nỗi đau riêng của người “lỡ” làm vợ một người nghệ sĩ lang thang như ba tôi... Âm thầm sẻ chia những nỗi đau của ba vì nhân tình thế thái, lặng lẽ góp thêm những niềm vui trong mỗi thành công, quả thật tôi không thể hình dung cuộc đời của ba tôi mà thiếu vắng má tôi bên cạnh. Cho đến ngày cuối đời ba tôi vẫn nói “Cuộc đời ba nếu có làm được gì thì công lao của má các con là hơn phân nửa”.
Biết mình không thừa hưởng được nét dịu dàng gương mặt trái xoan và nước da trắng trẻo của cô gái miệt vườn Cao Lãnh, tôi vẫn thường nói đùa với má: Chắc má yêu ba lắm nên con mới giống ba dữ vậy, “người Việt gốc Miên”. Má cười, con giống bà nội, còn chị Hiền giống bà ngọai, vì má thương bà nội bà ngọai như nhau.
Các con gái tôi thường so sánh: mẹ nấu ăn không ngon bằng ngọai! Uh, đúng thôi, mỗi món ăn là tình yêu ngọai dành cho ông ngọai, cho các con các cháu. Thứ gia vị ấy đâu phải ai cũng có và biết sử dụng nó trong cuộc sống hiện nay…
Cầu mong Má sống lâu, sống vui khỏe cùng con cháu!

(hình Má ở SG 1944 và 2018)
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi và trong nhà
Trong hình ảnh có thể có: 1 người


NỖI ÁM ẢNH CỦA QUÁ KHỨ

  Trần Quốc Vượng   Nước Việt Nam ta hiện là một quốc gia kém phát triển về mọi mặt, vừa lạc hậu, vừa lạc điệu với một thế giới nhìn chung...